Phím tắt cho bash

Mặc định, bash sử dụng emacs mode, có thể chuyển sang vi mode được. Nếu sử dụng ở chế độ mặc định, thì dưới đây là một số shortcut hữu ích khi sử dụng. Chiều ngang : Di chuyển cơ bản Ctrl + b : (Backward) Di chuyển con trỏ sang trái về trước 1 kí tự Ctrl + f : (Fordware) Di chuyển con trỏ sang phải một kí tự. Ctrl + d : (Delete) Xóa kí tự ở vị trí con trỏ ...

tháng 4 2, 2017

Một số điều rút ra từ việc phải sử dụng command

Do yêu cầu bắt buộc nên gần đây phải làm việc với VIM. Thực ra vẫn dùng máy tính Windows để chạy các ứng dụng SSH Client, SCP, rồi thì Excel. Tuy nhiên, các thao tác chủ yếu với source, text file, là trên command. Mà trên command của Unix, hay Linux. Dù có trả qua bao nhiêu năm nữa, thì có vẻ chỉ có 2 trường phái là VIM và Emacs thôi. Nhiều người thích Emacs, cũng nhiều người thích VIM. ...

tháng 3 30, 2017

Chuyển sang dùng VI(M)

Chuyển sang dùng Vi Vi - Editor khá nhiều tuổi, có lẽ còn nhiều tuổi hơn của mình. Là editor phổ biến nhất trên hệ thống dòng lệnh Linux, Unix hoặc tương tự. Có Linux, bạn gần như sẽ có thể dùng Vi. Mà Linux thì có ở rất rất nhiều nơi. Có phải vì nó mặc định nên nó phổ biến??? Mình từng nghĩ vậy hoặc nghĩ chắc nó nhẹ nên người ta cài sẵn nó thôi chứ chức năng hoặc độ tiện dụng chắc tệ lắm. Vì thực ra, ở trường mình từng dùng 1, 2 lần thôi. Vì khi mới bắt đầu biết đến Linux, thì nó cũng có giao diện đồ họa khá tiện rồi. Thầy giáo lại là một emacs-fan nữa nên ít khi phải dùng Vi. Vi thường xuất hiện trong những câu chuyện chém gió về những pro chưa từng gặp, những hacker kiệt xuất, etc…Nào là pro toàn dùng Vim thôi, hay bọn hacker chắc dùng Vim kinh lắm… Đến gần đây, khi càng ngày càng muốn theo Embedded Linux, mình vẫn chưa sử dụng Vi bao giờ vì đơn giản, mọi thứ mình đang dùng (Notepadplusplus, Eclipse) khá ổn. Thế nhưng, từ giờ chắc phải suy nghĩ về việc học sử dụng nghiêm túc em Vim này. Nó đến từ việc mình bị bắt phải dùng khi bắt đầu việc mới. Thực ra mình cũng không ngại đâu, sẽ nhớ được thôi. Bí quá thì copy ra ngoài notepad++ rồi lại copy vào.:))) Nhưng không, mình đã lầm, Vim có nhiều thứ hơn mình nghĩ. Mới đang ở giai đoạn bắt đầu sử dụng Vim như là editor chính, cả công việc lẫn ở nhà. Nên cứ note tạm mấy cái mình thấy hữu ích và có thể xem đi xem lại thôi. ...

tháng 3 29, 2017

Thực hiện 4 Stage khi Compile bằng tay (Manual)

Ta đã có bài giới thiệu về 4 Stage khi Compiling rồi. Đầu ra của Stage trước sẽ là đầu vào của Stage sau. Trong compile thông thường dạng $gcc -o HelloWorld HelloWorld.c Với câu lệnh trên,ta sẽ không thấy kết quả của 3 Stage đầu tiên. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy thử thực hiện các Stage bằng tay xem liệu ta có thể tạo ra file chạy như câu lệnh compile trên hay không. ...

tháng 1 8, 2017

Lỗi về Case-sensive khi biên dịch C (gcc)

Khi phát triển các ứng dụng trên Linux, nhúng Linux, mình hầu như cài đặt và sử dụng một máy ảo (tạo bằng VMWare hoặc VirtualBox). Cài trình biên dịch GCC lên đó. Hầu như mình có thể làm mọi việc trên môi trường máy ảo đó trừ quản lý source. Vì cty mình vẫn sử dụng SVN với Client là Tortoise. Linux cũng có rất nhiều công cụ tuơng tự Tortoise nhưng để tránh những vấn đề không cần thiết, có thể làm phiền người khác liên quan đến tương thích SVN, mình vẫn chọn quản lý bằng Tortoise trên Windows. ...

tháng 12 1, 2016

AWK - Sử dụng cơ bản

AWK : 1 trong 3 tool (cùng với grep và sed) mạnh dùng xử lý chuỗi, xuất hiện ban đầu ở Unix, và được mặc định có trong bất cứ bản phân phối Linux nào. Sau một hồi tìm hiểu awk trên TutorialPoint. awk là một một tool để xử lý một chuỗi, đầu vào có thể là file, là output của một câu lệnh khác. Đơn vị xử lý là dòng, tức là nó đọc vào từng dòng text từ dữ liệu đầu vào rồi thực hiện các xử lý tương ứng. AWK cung cấp hẳn 1 ngôn ngữ để so khớp input cũng như xuất output. Ngôn ngữ này cực kì giống ngôn ngữ C, nên rất dễ làm quen. Nó cung cấp 1 cơ chế matching mạnh là regular express nữa cho xử lý input. ...

tháng 9 7, 2016