Sử dụng Patch và Diff

Patch, hay người ta vẫn gọi là các bản vá, víu gì đó. Cũng thấy khái niệm này từ lâu rồi. Nhưng chưa bao giờ phát sinh nhu cầu sử dụng vì đa số các dự án mình từng làm đều dùng Server SVN tập trung. Mọi thay đổi đều có quản lý chặt chẽ, cũng ít khi rẽ quá nhiều nhánh (branch). Gần đây, bắt buộc phải nghĩ đến việc sử dụng 2 tool này vì phải update source trên máy thật (một board mạch) chỉ hỗ trợ truyền Serial. :(( Sau nhiều lần truyền source, dù đã nén bằng tar, cũng mất đến 20-30 phút, mình không thể chịu nổi nữa. Thế là hỏi thầy google. Thấy có 2 command khá thông dụng để giải quyết vấn đề này. ...

tháng 9 2, 2016

Driver và Firmware trong Linux

Gần đây, khi tìm hiểu cách cài đặt driver cho USB Wifi, mình có tìm hiểu thêm về quá trình tạo nhân Linux. Đặc biệt, việc thiết lập cấu hình trước khi build tạo ảnh của kernel. Mình thấy ngoài Driver, tức là thành phần trung gian giữa ứng dụng và phần cứng, còn có 1 khái niệm nữa. Đó là Firmware. Bài này sẽ dịch lại trang, để hiểu qua về Firmware trong Linux Kernel. ...

tháng 8 29, 2016

Tìm Driver cho Linux

Trong quá trình tìm cách cài đặt driver cho bản build Raspberry PI sử dụng Yocto, mình có tìm hiểu driver trong Linux và tìm được cuốn sách Linux in A Nutshell (link tại đây ) của pro này. Chương 7, chương mà tác giả đặc biệt “tự hào”, nói về Customize một Linux Kernel. Trong chương này, tác giả cũng nói đến việc xác định các driver đang được sử dụng trên hệ thống hiện tại. ...

tháng 8 19, 2016

Một chút về Driver cho USB Device trong Linux

Trong loại bài dịch trước đây nói về USB, tôi có nhắc một chút đến việc load đúng driver thì phía Host làm thế nào? Như ta đã biết, khi một thiết bị USB được cắm vào máy (Host), phía Host sẽ thực hiện một loạt thao tác từ xác định nguồn (bus, hay self), lấy thông tin tốc độ, các thông tin về descriptor (thiết bị, giao diện, các Endpoint). Cuối cùng để sử dụng các tính năng chính mà thiết bị cung cấp, thì hệ điều hành phía Host, dù là Windows, hay Linux, hay MacOS sẽ phải load driver tương ứng với thiết bị. ...

tháng 8 15, 2016

Cài thêm driver usb-wifi adapter cho bản build Raspbery PI sử dụng Yocto Project

Như ta đã làm trong bài trước, sau khi thực hiện việc setup các biến môi trường bằng lệnh source, ta thực hiện build tạo image có có tên là rpi-basic-image thông qua lệnh: $bitbake rpi-basic-image Thực ra còn 2 image khác ta có thể build đó là rpi-hwup-image rpi-test-image. Ta có thể thấy 2 file bb cho 2 image ở thư mục meta-raspberrypi/recipes-core/images/. rpi-hwup-image : là image nhỏ nhất (có dịp sẽ thử) rpi-basic-image: là image ta vấn dùng đến bây giờ. rpi-test-image : là image dùng cho việc test. (có dịp sẽ thử) ...

tháng 8 11, 2016

Thiết lập IP mặc định của bản build Linux cho Raspberry PI bằng Yocto Project

Để tiếp tục customize bản OS được build trong bài trước. Hôm nay ta sẽ thực hiện một nhiệm nhỏ. Đó là thiết lập một IP cho bản build. Tức là ta sẽ thiết lập 1 IP mặc định được gán cho Raspberry PI khi nó được khởi động bằng bản build của chúng ta. Như thường lệ ta cần thiết lập các biến môi trường trước khi định thực hiện bất cứ thay đổi nào trên bản build. ...

tháng 8 6, 2016

Thêm samba server vào bản build Linux cho Raspberry PI bằng Yocto Project

Ta đã nói đến việc build một bản phân phối Linux cho Raspberry PI ở bài Tạo một bản phân phối Linux cho Raspberry PI bằng Yocto Project. Một trong những giao thức truy cập file phổ biến nhất hiên nay là SMB, vốn ban đầu được hỗ trợ trên các máy Windows, dùng cho giao thức chia sẻ file trong mạng nội bộ. Trên Linux, để tạo một server như thế, người ta dùng Samba (cái tên cũng na ná nhỉ). ...

tháng 8 6, 2016

Hệ thống File Ubifs

Gần đây, có thấy trên Board mạch phát triển của mình có xuất hiện 1 process là ubifs. Qua tìm hiểu mới biết rằng, em nó là UBIFS, được phát triển năm 2007 bởi Nokia với sự giúp đỡ của University of Szeged, Hungary. Bắt đầu được đưa vào mainline của Linux 2.6.27 năm 2008. Hỏi thấy GG thấy được 1 bài giới thiệu chung về hệ thống file cho thiết bị nhớ Flash của anh Le Dinh Thao trên blog kithuatmaytinh. ...

tháng 8 5, 2016

Phân biệt Build vs Host vs Target

Khái niệm Cross-compiling là rất phổ biến khi phát triển các hệ thống nhúng. Với người mới, hiểu rõ khái niệm là rất quan trọng. Bài này sẽ cố gắng phân biệt 3 khái niệm về môi trường. Đó là Host Enviroment, Build Enviroment, và Target Enviroment. Có thể dịch nôm na là Môi trường chủ, Môi trường biên dịch, và Môi trường chạy đích. Vì có thể dẫn đến hiểu nhầm hoặc không rõ nghĩa nên chúng ta nên sử dụng trực tiếp thì hơn. ...

tháng 8 3, 2016

Tạo một bản build Linux cho Raspberry PI bằng Yocto Project

Ban đầu, dự định sẽ tạo một NAS server theo link tham khảo bên dưới. Nhưng thấy ta nên tách riêng phần tạo bản phân phối Linux thành 1 bài riêng, rồi viết các nội dung liên quan đến customize thành các bài khác sẽ dễ hiểu hơn. Hơn nữa, phần tạo bản build basic sẽ cần được thảo luận kĩ hơn do có thể phát sinh nhiều vấn đề. Mà nếu không giải quyết được các vấn đề đó thì nội dung các bài khác sẽ không thể thực hiện được. Do vậy, bài này sẽ tập trung vào tạo bản basic rpi-basic-image thôi. ...

tháng 7 29, 2016